Các cuộc kiểm toán có thể khác nhau về thời gian, nội dung, quy mô nhưng nhìn chung đều phải trải qua các bước kiểm toán cơ bản gọi là các thủ tục kiểm toán cần thiết. Vậy thuật ngữ thủ tục kiểm toán là gì? Gồm những bước nào và cụ thể nội dung từng bước ra sao? Hãy cùng tìm hiểu!
1. Thủ tục kiểm toán là gì?
Thủ tục kiểm toán là các bước trong quy trình kiểm toán, là việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức (gọi chung là đơn vị được kiểm toán) khi có yêu cầu của các đơn vị này.
2. Các loại thủ tục kiểm toán cơ bản nhất
Có 3 loại thủ tục kiểm toán cơ bản nhất: Thủ tục phân tích; Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ; Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư.
+ Thủ tục phân tích trong kiểm toán.
Là việc so sánh giữa số tiền đã ghi nhận với dự tính/kế hoạch hay số liệu kì vọng nói chung đã được kiểm toán viên đưa ra.
+ Thủ tục kiểm tra nghiệp vụ chi tiết
Mục đích xác định liệu các mục tiêu kiểm toán, các nghiệp vụ liên quan có bị vi phạm hay không tương ứng với mỗi nghiệp vụ hay không.
+ Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư
Kiểm tra chi tiết số dư là một thủ tục giúp kiểm toán viên thu thập được bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao.
3. Quy trình thực hiện kiểm toán là gì?
Đối với kiểm toán độc lập, quy trình dịch vụ kiểm toán uy tín bao gồm 3 bước cơ bản:
- Bước 1 : Lập kế hoạch
- Bước 2 : Thực hiện các thủ tục kiểm toán
- Bước 3 : Hoàn tất và lập báo cáo kiểm toán .
Đối với mỗi bước trong quy trình kiểm toán sẽ có những yêu cầu và chuẩn mực cụ thể theo tiêu chuẩn chung như sau:
Bước 1 Lập kế hoạch :
– Phát triển một chiến lược tổng thể và phương pháp tiếp cận đối tượng kiểm toán, trong một khuân khổ nội dung và thời gian dự kiến.
– Khi nào lập kế hoạch? Thời điểm lập kế hoạch là ngay khi nhận được giấy mời kiểm toán và trả lời thư mời kiểm toán.
– Kiểm toán viên tiến hành lập kế hoạch dựa trên sự hiểu biết chính xác về khách hàng, lĩnh vực kinh doanh, cơ cấu tổ chức, ban giám đốc,…..
Lập kế hoạch là bước đầu tiên và hết sức cần thiết trong quy trình kiểm toán. Mục đích của bước này để cuộc Kiểm toán đạt hiệu quả về mặt thời gian, chất lượng. Đồng thời giúp cho việc phân công công việc hợp lý giữa các kiểm toán viên, đảm bảo sự phối hợp với nhau và với các chuyên gia kiểm toán khác. Đối với việc kiểm toán do một nhân viên kiểm toán lập kế hoạch giúp kiểm toán xác lập được nội dung và các bước công việc, đảm bảo thực hiện đúng, đủ, chính xác và kịp thời.
Bước 2: Thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản
Đây là giai đoạn tiến hành thực hiện những nội dung chính trong chương trình kiểm toán được lập. Thực chất là tiến hành các công việc cụ thể trong kiểm toán và bao gồm các công việc:
- Ghi nhận hiện trạng tình hình hoạt động doanh nghiệp.
- Đánh giá hệ thống kế toán
- Thực hiện các nội dung cụ thể trong chương trình kiểm toán chi tiết.
- Sử dụng các kỹ thuật để thu thập các bằng chứng kiểm toán
- Ghi chép công việc kiểm toán viên để làm thành hồ sơ kiểm toán
- Thảo luận bàn bạc về kết quả kiểm toán và thông nhất ý kiến với các nhà quản lý
- Soạn thảo các dự thảo báo cáo kiểm toán
Lưu ý: Kế hoạch kiểm toán cho dù có được lên kế hoạch cụ thể, chi tiết và kỹ lưỡng thì trong quá trình thực hiện cũng có thể có tình huống đột xuất phát sinh. Hoặc kiểm toán viên thu thập được những bằng chứng chứng tỏ rằng những đánh giá những nhận định trước đây là không chính xác. Và để đảm bảo chất lượng kiểm toán, kiểm toán viên có thể điều chỉnh. Tuy nhiên, trong trường hợp phải điều chỉnh cần phải có căn cứ xác đáng chứng minh và phải ghi vào văn bản.
Bước 3: Hoàn tất và lập báo cáo kiểm toán:
Sau khi thực hiện hoàn tất các thủ tục trong kiểm toán như tại bước 2. Các kiểm toán viên chính hoặc trưởng đoàn kiểm toán sẽ tổng hợp kết quả. Từ đó, đánh giá lại toàn bộ công việc kiểm toán viên đã làm.
Thủ tục kiểm toán này nhằm:
- Đánh giá kế hoạch kiểm toán được thực hiện có hiệu quả hay chưa.
- Xem xét các đánh giá, các phát hiện của kiểm toán viên trong đoàn có chính xác có đủ cơ sở, đủ bằng chứng thích hợp hay không.
- Đánh giá xem mục tiêu kiểm toán đã đạt được hay chưa.
Cuối cùng, sau quá trình kiểm tra, rà soát chặt chẽ các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên chính Lập báo cáo kiểm toán, kết thúc quá trình kiểm toán và bàn giao lại cho công ty.