Khi phát hiện hóa đơn có sai sót đơn giá, số lượng, thành tiền… làm tăng hoặc giảm doanh thu và thuế GTGT (đối với doanh nghiệp kê khai tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ), thì người bán và người mua tiến hành kiếm tra, đối chiếu sai sót và lập hóa đơn điều chỉnh tăng/ giảm theo Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ tài chính. Bài viết này, IACHN sẽ chia sẻ cách hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm, tăng doanh thu đúng nhất và đơn giản nhất.
Lưu ý: Các trường hợp hóa đơn điều chỉnh giảm giá do chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán thì không được hạch toán như bài viết này.
Khi phát hiện có sai sót hoá đơn GTGT, người bán và người mua tiến hành kiếm tra, đối chiếu sai sót và lập hóa đơn điều chỉnh tăng hoặc giảm theo Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ tài chính.
Sau đó, Kế toán xác định doanh thu bị tăng hay bị giảm so với thực tế và tiến hành hạch toán điều chỉnh theo một trong 2 trường hợp tăng hoặc giảm. IAC Hà Nội chia thành 2 trường hợp cụ thể và các bước, các trường hợp đới với từng bên Bán và mua:
- Cách hạch toán điều chỉnh tăng Doanh thu (Phần1)
- Cách hạch toán điều chỉnh giảm Doanh thu (Phần 2)
- Ví dụ minh hoạ và hướng dẫn trả lời (Phần 3)
1. Cách hạch toán điều chỉnh TĂNG doanh thu:
Bên bán |
Bên mua |
Nợ TK 111, 112, 131 (chi tiết từng tài khoản liên quan)
Có TK 511
Có TK 33311 |
– Nếu hàng còn tồn troang kho thì ghi tăng giá trị hàng hóa:
Nợ TK 156
Nợ TK 1331
Có TK 331, 111, 112 (chi tiết từng tài khoản liên quan)
– Nếu hàng đó đã bán thì ghi tăng Giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632
Nợ TK 1331
Có TK 331, 111, 112 (chi tiết từng tài khoản liên quan)
– Nếu hàng đó đã đưa vào SXKD, quản lý… thì ghi tăng chi phí đó lên:
Nợ TK 154, 642, 627, 242 (chi tiết từng tài khoản liên quan)
Nợ TK 1331
Có TK 331, 111, 112 (chi tiết từng tài khoản liên quan) |
2. Cách hạch toán hóa đơn điều chỉnh GIẢM doanh thu
Bên bán |
Bên mua |
Nợ TK 511
Nợ TK 33311
Có TK 111, 112, 131 (chi tiết từng tài khoản liên quan) |
– Nếu hàng còn tồn trong kho thì ghi giảm giá trị hàng hóa:
Nợ TK 111, 112, 131 (chi tiết từng tài khoản liên quan)
Có TK 156
Có TK 1331
– Nếu hàng đã bán thì ghi Giảm giá vốn hàng bán:
Nợ TK 111, 112, 331 (chi tiết từng tài khoản liên quan)
Có TK 632
Có TK 1331
– Nếu hàng đó đã đưa vào SXKD, quản lý thì ghi giảm chi phí đó:
Nợ TK 111, 112, 331 (chi tiết từng tài khoản liên quan)
Có TK 154, 642, 627, 242 (chi tiết từng tài khoản liên quan)
Có TK 1331 |
Ví dụ
- Ngày 01/06/2018, Công ty TNHH A xuất bán cho khách hàng một chiếc máy tính xách tay với trị giá thực tế là 15.500.000 đồng. Nhưng trên hóa đơn GTGT số 0000038 ngày 01/06/2018, kế toán lại viết thành 15.000.000 đồng (Khách hàng chưa trả tiền).
- Đến ngày 03/06/2018, kế toán phát hiện hóa đơn GTGT số 0000038 bị viết sai số tiền nên kế toán đã lập biên bản điều chỉnh và xuất hóa đơn GTGT điều chỉnh tăng với số tiền điều chỉnh trên hóa đơn là 500.000 đồng.
- Công ty TNHH A kê khai tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Thuế GTGT 10%
- Kế toán hạch toán như nào?
Câu trả lời: cách điều chỉnh trong trường hợp này như sau:
Bên bán |
Bên mua |
Nợ TK 131: 550.000
Có TK 511: 500.000
Có TK 33311: 50.000 |
Do khách hàng mua máy tính sử dụng luôn, nên kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 242: 500.000
Nợ TK 1331: 50.000
Có TK 331: 550.000 |