email x
infor@iachanoi.com
phone x
0935661111
whatsapp x

WhatsApp Number

+84935661111

Message
Hướng dẫn cách làm báo cáo giao dịch liên kết - Kê khai thông tin

Hướng dẫn cách làm báo cáo giao dịch liên kết – Kê khai thông tin

Hướng dẫn cách làm báo cáo giao dịch liên kết – Kê khai thông tin

Các bên có giao dịch liên kết phải tiến hành kê khai khi hai bên có quan hệ liên kết thực hiện các giao dịch khi nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, bảng khai các giao dịch liên kết thực hiện theo quy định tại nghị định 20/2017/NĐ-CP. Kế toán IACHN xin chia sẻ chi tiết cách làm báo cáo giao dịch liên kết trong bài sau đây.  

Hướng dẫn cách làm báo cáo giao dịch liên kết chất lượng

Cách làm báo cáo giao dịch liên kết với những bước đơn giản

Cách làm báo cáo giao dịch liên kết hiện hành.

Đ.1. Trường hợp người nộp thuế được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại điểm a hoặc điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và đã kê khai đánh dấu (x) vào cột 3 tại dòng a hoặc dòng c chỉ tiêu miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết của Mục II Mẫu số 01 kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP thực hiện kê khai mục này như sau:

  • Cột (3), (7) và (12): Kê khai như hướng dẫn tại phần Đ.2 Phụ lục dưới đây.
  • Cột (4), (5), (6), (8), (9), (10) và (11): Người nộp thuế để trống không kê khai.

Đối với trường hợp người nộp thuế được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết (báo cáo cho doanh nghiệp có giao dịch liên kết) theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế làm căn cứ xác định điều kiện được miễn trừ được tính bằng (=) tổng giá trị tại Cột (3) cộng (+) Cột (7) của dòng chỉ tiêu “Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ hoạt động liên kết”.

Đ.2. Người nộp thuế không thuộc trường hợp được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại điểm a hoặc điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP kê khai như sau:

Chi tiết cách làm báo cáo kiểm toán cho Doanh nghiệp

Hướng dẫn kê khai thông tin xác định giá giao dịch liên kết trong mẫu số 01 kèm theo Nghị định 20 năm 2017 của Chính phủ, doanh nghiệp thuộc trường hợp miễn lập hồ sơ thì thực hiện các bước làm báo cáo giao dịch liên kết như sau:

– Chỉ tiêu “Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ hoạt động kinh doanh”:

  • Cột (3): Ghi tổng giá trị doanh thu bán ra cho các bên liên kết và các bên độc lập, bao gồm: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác (không bao gồm các khoản thu hộ).
  • Cột (7): Ghi tổng giá trị chi phí phải trả cho các bên liên kết và các bên độc lập, bao gồm: Chi phí hàng hóa và dịch vụ mua vào, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác (không bao gồm các khoản chi hộ).
  • Cột (4), (5), (6), (8), (9), (10), (11), (12) và (13): Để trống không phải kê khai.

– Chỉ tiêu “Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ hoạt động liên kết”:

  • Cột (3), (4), (7) và (8): Ghi tổng giá trị tại các ô tương ứng với từng chỉ tiêu Hàng hóa cộng (+) Dịch vụ.

– Chỉ tiêu “Hàng hóa”:

  • Cột (3), (4), (7) và (8): Ghi tổng giá trị tại các ô tương ứng với các chỉ tiêu Hàng hóa hình thành tài sản cố định cộng (+) Hàng hóa không hình thành tài sản cố định.

– Chỉ tiêu “Hàng hóa hình thành tài sản cố định” và các dòng chi tiết “Bên liên kết A”, “Bên liên kết B”,…:

  • Cột (3) và (7): Ghi tổng giá trị phát sinh từ mua hoặc bán tài sản cố định của người nộp thuế với các bên liên kết theo giá trị tại sổ kế toán.
  • Cột (4) và (8): Ghi tổng giá trị phát sinh từ mua hoặc bán tài sản cố định với các bên liên kết được xác định theo phương pháp xác định giá tương ứng tại Cột (6) và (10).

– Chỉ tiêu “Hàng hóa không hình thành tài sản cố định” và các dòng chi tiết “Bên liên kết A”, “Bên liên kết B”,…:

  • Cột (3) và (7): Ghi tổng giá trị phát sinh từ mua hoặc bán hàng hóa không phải là tài sản cố định của người nộp thuế với các bên liên kết theo giá trị tại sổ kế toán.
  • Cột (4) và (8): Ghi tổng giá trị phát sinh từ mua hoặc bán hàng hóa không phải là tài sản cố định của người nộp thuế với các bên liên kết được xác định theo phương pháp xác định giá tương ứng tại Cột (6) và (10).

– Chỉ tiêu “Dịch vụ”:

  • Cột (3), (4), (7) và (8): Ghi tổng giá trị tại các ô tương ứng với các chỉ tiêu “Nghiên cứu, phát triển” cộng (+) “Quảng cáo, tiếp thị” cộng (+) “Quản lý kinh doanh và tư vấn, đào tạo” cộng (+) “Hoạt động tài chính” cộng (+) “Dịch vụ khác”.
    – Các chỉ tiêu “Nghiên cứu, phát triển”; “Quảng cáo, tiếp thị”; “Quản lý kinh doanh và tư vấn, đào tạo”; “Hoạt động tài chính và Dịch vụ khác”, và chi tiết theo từng “Bên liên kết A”, “Bên liên kết B”,…:
  • Cột (3) và (7): Ghi tổng giá trị từng loại dịch vụ phát sinh từ giao dịch với các bên liên kết được ghi nhận theo giá trị ghi tại sổ kế toán.
  • Cột (4) và (8): Ghi tổng giá trị từng loại dịch vụ phát sinh từ giao dịch với các bên liên kết được xác định theo phương pháp xác định giá tương ứng tại Cột (6) và Cột (10).

– Cột (6) và (10): Ghi tương ứng với từng chỉ tiêu theo từng bên liên kết ký hiệu viết tắt tên phương pháp xác định giá của giao dịch liên kết cấu thành giá trị bán ra cho bên liên kết và giá trị mua vào từ bên liên kết của người nộp thuế xác định theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư 41/2017/TT-BTC, cụ thể như sau:

  •  P1.1: Phương pháp so sánh giá giao dịch liên kết với giá giao dịch độc lập (phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập).
  •  P1.2: Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập của các sản phẩm được niêm yết giá công khai trên các sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế.
  •  P2.1: Phương pháp so sánh tỷ suất lợi gộp trên doanh thu (phương pháp giá bán lại).
  •  P2.2: Phương pháp so sánh tỷ suất lợi gộp trên giá vốn (phương pháp giá vốn cộng lãi).
  •  P2.3: Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần.
  •  P3: Phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết.

Ví dụ một trường hợp làm báo cáo giao dịch liên kết tại cột (6) và cột (10)

+ Mua máy móc từ bên liên kết A trên cơ sở phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập, tại dòng chỉ tiêu Hàng hóa hình thành tài sản cố định từ bên liên kết A Cột (10): Ghi P1.1.

+ Thu phí dịch vụ quản lý cung cấp cho bên liên kết B trên cơ sở phương pháp giá vốn cộng lãi, tại dòng chỉ tiêu Quản lý kinh doanh và tư vấn, đào tạo cho bên liên kết B Cột (6): Ghi P2.2.

– Cột (5) và (9): Ghi tổng giá trị được xác định theo công thức tính tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.

– Cột (11): Ghi lợi nhuận tăng do xác định lại theo giá giao dịch độc lập.

– Cột (12): Ghi lần lượt tổng giá trị thu hộ, tổng giá trị chi hộ, tổng giá trị doanh thu phân bổ cho cơ sở thường trú, tổng giá trị chi phí phân bổ cho cơ sở thường trú phát sinh trong kỳ tính thuế.

– Cột (13): Ghi theo hướng dẫn tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP tương ứng với từng giao dịch thuộc phạm vi APA và để trống các ô tương ứng với các dòng chỉ tiêu ghi số liệu tổng giá trị.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn kê khai xác định – cách làm báo cáo giao dịch liên kết mà doanh nghiệp thuộc trường hợp bắt buộc và trường hợp được miễn miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại điểm a hoặc điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP. Trường hợp doanh nghiệp còn nhiều băn khoăn về báo cáo giao dịch liên kết, dịch vụ tư vấn chuyển giá tại IACHN sẽ giúp doanh nghiệp hiểu đúng, hiểu đủ và lập báo cáo giao dịch liên kết nhanh nhất. HOTLINE TƯ VẤN CHUYỂN GIÁ: 093 566 1111

IAC tư vấn hỗ trợ cách làm báo cáo giao dịch liên kết

admin

Website:

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X