Hàng năm, các doanh nghiệp thường có ngân sách du lịch hay còn gọi là khoản phúc lợi cho người lao động – tiền nghỉ mát, giúp gắn kết thành viên trong doanh nghiệp đồng thời tạo động lực làm việc và gắn bó cho mỗi nhân viên. Xoay quanh việc hạch toán chi phí du lịch, có nhiều mối băn khoăn, IAC Hà Nội sẽ viết bài này để trả lời: Chi tiền nghỉ mát bằng tiền mặt có tính thuế TNCN không, có được trừ khi tính thuế TNDN? Mẫu quyết định chi nghỉ mát bằng tiền mặt đơn giản cho các Doanh nghiệp!
Doanh nghiệp ghi rõ tên cá nhân được hưởng, thì tiền nghỉ mát có tính thuế TNCN không?
Đối với khoản phúc lợi này, nhiều doanh nghiệp thực hiện ghi rõ họ tên cá nhân của từng nhân viên được hưởng. Vậy khi đó, có phải tính thuế TNCN cho khoản phúc lợi này nhân viên được hưởng không?
Công văn số 41659/CT-TTHT ngày 19/6/2018 của Cục Thuế TP. Hà Nội về chính sách thuế TNDN, TNCN đối với chi phí phúc lợi sẽ có câu trả lời chính xác cho quý bạn đọc. Sau đây IACHN xin được trích dẫn công văn
Tóm lại khi chi tiền nghỉ mát, nếu doanh nghiệp ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì phải tính thuế TNCN (căn cú theo điểm đ.3.2 khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ).
Tiền nghỉ mát có được trừ khi tính thuế TNDN không?
Theo quy định tại khoản 2.30 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC , “tiền nghỉ mát” được xem là chi phí có tính chất phúc lợi nên được hạch toán. Phải đảm bảo điều kiện tổng số chi phúc lợi không vượt quá 1 tháng lương bình quân.
=> Như vậy, tổng số tiền chi nghỉ mát tối đa không quá 1 tháng lương bình quân toàn công ty thì được trừ khi tính thuế TNDN. Phần vượt trên sẽ không được trừ.
Mẫu quyết định chi nghỉ mát bằng tiền mặt Đơn giản nhất
IAC Hà Nội xin được gợi ý mẫu quyết định chi tiền nghỉ mát mà bất cứ Doanh nghiệp nào cũng nên tham khảo:
Trên đây là giải đáp chi tiết: tiền nghỉ mát có tính thuế TNCN không? Và gợi ý mẫu quyết định chi tiền nghỉ mát cho các Doanh nghiệp mà bạn nên tham khảo. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ IAC Hà Nội để được tư vấn!