email x
infor@iachanoi.com
phone x
0935661111
whatsapp x

WhatsApp Number

+84935661111

Message
Giảm giá trực tiếp trên hoá đơn có ghi nhận là khoản giảm giá hàng bán - Dịch vụ Kiểm toán IAC Hà Nội

Giảm giá trực tiếp trên hoá đơn có ghi nhận là khoản giảm giá hàng bán

Giảm giá trực tiếp trên hoá đơn có ghi nhận là khoản giảm giá hàng bán

Khi bán hàng mà khoản giảm giá hàng bán được thể hiện ngay trên hoá đơn thì phần giảm giá có phải hạch toán vào Tài khoản 521 hay không?

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều đơn vị thực hiện chương trình giảm giá bán nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa và hỗ trợ người tiêu dùng. Ví dụ như các Công ty Điện lực, Công ty cấp nước đã hỗ trợ giảm giá bán 10%-30% cho người dân trực tiếp trên hoá đơn. Vậy người bán sẽ ghi nhận doanh thu là khoản tiền sau khi đã trừ đi giảm giá (doanh thu thuần) hay hạch toán doanh thu là giá chưa giảm và số tiền giảm giá là khoản giảm giá hàng bán và trình bày trên chỉ tiêu 02 của BCKQKD?

Giảm giá hàng bán là gì?

Tại điều 81. Thông tư 200/2014/TT-BTC: “Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.”

Về bản chất, khoản giảm giá hàng bán là khoản giảm giá không mong muốn, không có dự định trước của người bán khác với hành vi giảm giá nhằm mục đích thu hút người tiêu dùng (người bán chủ động giảm giá và có kế hoạch, chương trình…). Điều này sẽ thể hiện rõ hơn ở cách hạch toán tài khoản 521, giảm giá hàng bán được nêu sau đây.

Nguyên tắc hạch toán tài khoản 521- giảm trừ doanh thu

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, việc hạch toán tài khoản 521, chi tiết mục giảm giá hàng bán phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

 

  • Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản giảm giá hàng bán cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã giảm (doanh thu thuần).

 

  • Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất…

Như vậy, khi đã giảm giá bán điện nước hoặc giảm giá bán bất cứ hàng hoá dịch vụ nào mà khoản giảm giá đã thể hiện trực tiếp trên hoá đơn (tức việc giảm giá đã thực hiện tại thời điểm bán hàng (hai bên đã biết trước) thì doanh thu được ghi nhận là số tiền sau khi đã giảm giá (doanh thu thuần).

Chỉ hạch toán và phân loại vào khoản giảm trừ doanh thu khi mà, sau khi bán hàng và xuất hoá đơn (giao dịch mua bán đã kết thúc) bị người mua khiếu nại về chất lượng, quy cách…-> phải giảm giá và xuất hoá đơn giảm giá hàng bán .

Ví dụ:

TH1: Công ty X khuyến mãi gói du lịch nghỉ dưỡng 20 triệu (chưa có thuế), giảm giá 10%, cho chị Y vào đúng dịp sinh nhật, thì khi bán gói du lịch , Công ty X xuất hoá đơn:

  • 20 triệu chưa thuế, ghi rõ giảm giá 2 triệu, số tiền thanh toán trước thuế là 18 triệu, thuế GTGT 1,8tr. Tổng cộng hoá đơn là 19,8tr.
  • Hoặc Công ty xuất hoá đơn là giá đã giảm: số tiền chưa thuế là 18 triệu, thuế GTGT 1,8tr. Tổng cộng hoá đơn là 19,8tr

Khi đó, Công ty hạch toán doanh thu và kê khai thuế GTGT là giá đã giảm 18 triệu đồng

TH2: Chị Y vào ngày 1/7/2020, số tiền đã xuất hoá đơn là 20 triệu (chưa có thuế). Công ty ghi nhận doanh thu vào tk 511 là 20 triệu. Sau đó, ngày 1/8/2020 chị Y khiếu nại vì chất lượng dịch vụ không như quảng cáo -> Công ty X đồng ý giảm giá 2 triệu cho người mua -> Công ty xuất hoá đơn giảm giá hàng bán và ghi nhận khoản tiền này vào tk 521.

Xem thêm:

Dịch vụ tư vấn thuế CAM KẾT hiệu quả, TIẾT KIỆM chi phí cho mọi DN

admin

Website:

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X