email x
infor@iachanoi.com
phone x
0935661111
whatsapp x

WhatsApp Number

+84935661111

Message
Xuất hóa đơn điện tử trả lại hàng - Công văn Mới 10.2023

Người bán hay người mua xuất hóa đơn trả lại hàng NĐ132

Người bán hay người mua xuất hóa đơn trả lại hàng NĐ132

Trước đây, theo các hướng dẫn tại Thông tư 39/2014/TT-BTC thì người mua sẽ xuất hóa đơn trả lại hàng cho người bán. Đối với dịch vụ thì người bán sẽ lập hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu tương ứng với phần dịch vụ không sử dụng nữa. Tuy nhiên kể từ khi các DN bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì Doanh nghiệp băn khoăn bên nào là bên xuất hóa đơn khi trả lại hàng?

Người bán phải xuất hóa đơn điều chỉnh khi người mua trả lại hàng

Công văn số 4511/TCT-CS ngày 11/10/2023 Tổng cục thuế ban hành, căn cứ:

Khoản 1, điều 4: 

Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa)và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

điểm b, khoản 2 điều 19:

Điều 19. Xử lý hóa đơn có sai sót

Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:

b) Trường hợp có sai; mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

b2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện từ đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).

———

Tổng cục thuế kết luận:

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp người bán nhận lại hàng hóa trả lại một phần hoặc toàn bộ thì thực hiện lập hóa đơn điều chỉnh giảm hoặc thay thế cho hóa đơn đã lập.

Tải Công văn số 4511/TCT-CS ngày 11/10/2023.

Bên nào xuất hóa đơn trả lại dịch vụ?

Công văn số 4511/TCT-CS không hướng dẫn trường hợp khi trả lại dịch vụ thì bên nào sẽ xuất hóa đơn. Tuy nhiên dựa trên nguyên tắc hướng dẫn ở phần xuất hóa đơn trả lại hàng thì khi người mua không tiếp tục sử dụng hoặc giảm phần dịch vụ thì người bán cũng sẽ lập hóa đơn điều chỉnh giảm tương ứng.

Xuất hóa đơn trả lại hàng đã nhập khẩu

Công văn số 74367/CTHN-TTHT, cục Thuế Hà Nội hướng dẫn:

Căn cứ điều 8, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP:

Điều 8. Loại hóa đơn
Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:
1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
a) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
b) Hoạt động vận tải quốc tế;
c) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
d) Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

—–

Cục Thuế Hà Nội kết luận:

Khi xuất trả hàng hóa đã nhập khẩu, người mua phải làm thủ tục xuất khẩu với Cơ quan Hải quan và  xuất hóa đơn GTGT trả lại hàng.

Tải Công văn số 74367/CTHN-TTHT,

 

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X