email x
infor@iachanoi.com
phone x
0935661111
whatsapp x

WhatsApp Number

+84935661111

Message
10 Bước Doanh nghiệp mới thành lập cần làm ngay - Dịch vụ Kiểm toán IAC Hà Nội

10 Bước Doanh nghiệp mới thành lập cần làm ngay

10 Bước Doanh nghiệp mới thành lập cần làm ngay

Doanh nghiệp mới thành lập phải làm những thủ tục gì? Nộp hồ sơ nào cho Cơ quan thuế, Bảo hiểm, Cơ quan đăng ký kinh doanh? IACHN sẽ cung cấp chi tiết các bước mà các chủ doanh nghiệp hoặc Bộ phận kế toán cần lưu ý, tiến hành làm ngay tránh việc bị xử phạt và hoạt động kinh doanh không đúng quy định.

Bước 1: Làm giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Sau khi thủ tục thành lập, nếu lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của công ty thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục xin giấy phép tương ứng.  Công ty lưu ý rằng, trường hợp hoạt động kinh doanh (ghi nhận doanh thu và đã xuất hóa đơn) khi chưa có giấy phép kinh doanh sẽ bị xử phạt. Đồng thời không được áp dụng ưu đãi có liên quan đến ngành nghề (nếu có).

Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh mà không có Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định…

Bước 2: Khai thuế môn bài và nộp tiền thuế môn bài 

Thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài của doanh nghiệp mới thành lập là ngày 30/01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì doanh nghiệp nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.

Mức thuế môn bài của doanh nghiệp mới thành lập như sau:

Chỉ tiêu  Mức vốn Lệ phí môn bài
Vốn điều lệ  Trên 10 tỷ đồng  3.000.000 đồng 
Vốn điều lệ  Từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 1.000.000 đồng

Lưu ý: 

  • Vốn điều lệ được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp 
  • Trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Thời hạn nộp tiền thuế môn bài cùng thời hạn nộp tờ khai thuế, nghĩa là trước ngày 30/01 hàng năm doanh nghiệp sẽ phải nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước để không bị tính lãi chậm nộp. 

Bước 3: Mua chữ ký số

Chữ ký số là công cụ mã hóa, thông tin của doanh nghiệp, dùng để  ký thay cho chữ ký trên các tài liệu số trong giao dịch điện tử. Chữ ký số sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện các thủ tục, hồ sơ qua mạng như ký nộp các loại báo cáo thuế điện tử, khai hải quan, giao dịch nộp thuế qua ngân hàng, khai bảo hiểm xã hội… 

Doanh nghiệp nên lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số uy tín.

Bước 4:  Mở tài khoản ngân hàng và đăng ký nộp thuế điện tử 

Mở tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch là cần thiết của doanh nghiệp. Sau khi mở tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký nộp thuế điện tử tại ngân hàng mở tài khoản. Theo đó, khi phát sinh tiền thuế nộp vào ngân sách, doanh nghiệp sẽ có thể dùng chữ ký số để nộp, tiền sẽ được trừ trực tiếp từ tài khoản công ty.

Mở mới tài khoản ngân hàng có cần đăng ký với sở kế hoạch đầu tư hay cơ quan thuế?

Theo quy định tại thông tư 01/2021/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 01/05/2021, “phụ lục II-1 Thông bảo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp”  đã lược bỏ phần thông tin tài khoản ngân hàng, do đó không cần phải đăng ký với sở kế hoạch và đầu tư.

Hiện nay một số cơ quan thuế của một số địa phương vẫn nhận mẫu 08-MST khi mở mới tài khoản ngân hàng nên các bạn có thể lưu ý liên hệ với cơ quan thuế để được hướng dẫn cụ thể. 

Lưu ý khác: Các giao dịch thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên phải thanh toán qua ngân hàng mới được ghi nhận vào chi phí được trừ của doanh nghiệp. 

Bước 5: Góp vốn 

Trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải góp đủ số vốn như đã cam kết.

Lưu ý: Nhà đầu tư nước ngoài  phải thực hiện góp vốn chuyển khoản thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp. Một số lưu ý về vấn đề vốn góp tham khảo bài viết……

sử dụng kinh phí công đoàn như thế nào

Bước 6: Đăng ký hình thức, chế độ kế toán và hình thức khấu hao tài sản cổ định 

Sau khi  được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty căn cứ vào quy mô hoạt động và yêu cầu quản lý để làm công văn gửi bộ phận một cửa của cơ quan thuế quản lý trực tiếp để:

  • Đăng ký hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung Nhật ký sổ cái, chứng từ ghi sổ…. Hình thức sổ kế toán được áp dụng phổ biến là Nhật ký chung.
  • Đăng ký chế độ kế toán: Dựa theo cách xác định của doanh nghiệp vừa và nhỏ để lựa chọn chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc thông tư 133/2016/TT-BTC
  • Đăng ký phương pháp khấu hao tài sản: Thông thường doanh nghiệp sẽ lựa chọn  đăng ký khấu hao theo đường thẳng để thuận tiện cho việc theo dõi, hạch toán. Tuy nhiên tuỳ vào ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp khấu hao phù hợp như: khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh hoặc phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

Bước 7: Đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử 

Khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, cần phải xuất hoá đơn cho doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có thể sử dụng hóa đơn doanh nghiệp cần phải tiến hành các thủ tục phát hành hóa đơn điện tử.

Doanh nghiệp cũng cần xác định thuộc đối tượng sử dụng hoá đơn nào, tham khảo bài viết….

Doanh nghiệp nên lựa chọn các nhà cung cấp phần mềm hoá đơn điện tử uy tín.

digital marketing concept, online advertisement, ad on website and social media

Bước 8: Khai báo bảo hiểm ban đầu 

Khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, việc sử dụng lao động với hợp đồng có thời hạn từ 01 tháng trở lên sẽ là đối tượng bắt thuộc tham gia bảo hiểm. Do đó doanh nghiệp cần mua phần mềm  bảo hiểm của các nhà cung cấp uy tín, tiến hành thủ tục đăng ký ban đầu để được cấp mã của doanh nghiệp và tiến hành khai báo bảo hiểm

Bước 9: Khai trình sử dụng lao động

Doanh nghiệp mới thành lập có cần khai trình sử dụng lao động không?

Theo quy định tại nghị định 122/2020/NĐ-CP, Cơ quan đăng ký kinh doanh  sẽ chia sẻ thông tin doanh nghiệp, bao gồm cả thông tin lao động của doanh nghiệp cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở nên doanh nghiệp không cần khai trình sử dụng lao động. 

Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. 

Lưu ý: Doanh nghiệp cần làm giấy phép lao động cho người nước ngoài là người đại diện theo pháp luật ngay sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh. 

Có thể tham khảo thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại đây. 

Bước 10: Bổ nhiệm kế toán trưởng/ người phụ trách kế toán

Doanh nghiệp mới thành lập có bắt buộc phải có kế toán trưởng? 

Theo quy định tại luật kế toán: 

Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng”

Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng”.

 Do đó các doanh nghiệp mới thành lập thì được bố trí người phụ trách kế toán trong thời gian tối đa là 12 tháng. Hết 12 tháng doanh nghiệp phải bố trí người làm kế toán trưởng. 

– Nếu doanh nghiệp bạn được xác định là doanh nghiệp siêu nhỏ thì không bắt buộc có kế toán trưởng, thay vào đó là người phụ trách kế toán.

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp

Dịch vụ kế toán doanh nghiệp mới thành lập.

Dịch vụ kế toán trưởng cho doanh nghiệp mới thành lập.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X