Từ 1/1/2018, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Trước những thắc mắc của người lao động và người sử dụng lao động về việc xác định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có trả lời chi tiết tại công văn 560/LĐTBXH-BHXH.
Tin liên quan:
Cách điều chỉnh quyết toán khi giảm số thuế TNCN phải nộp
Sửa đổi nhiều chính sách về thuế GTGT, thuế TNDN và thuế TNCN
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi nào?
- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật lao động 2012, tiền thưởng sáng kiến;
- Tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
- Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định 05/2015/NĐ-CP.
Theo quy định tại Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, tiền lương đóng BHXH không bao gồm các khoản tiền thưởng quy định tại Điều 103 BLLĐ và tiền thưởng sáng kiến. Đồng thời, Điều 103 Bộ Luật Lao động 2012 quy định “Tiền thưởng quy định tại Điều 103 BLLĐ” là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
KẾT LUẬN: tiền thưởng của người lao động làm việc tại doanh nghiệp (bao gồm tiền thưởng lương tháng thứ 13 và tiền thưởng theo đánh giá kết quả công việc hàng năm) không làm căn cứ để tính đóng BHXH.
Xem thêm:
Vai trò của kế toán trong công ty khởi nghiệp
Có được quyết toán thuế TNCN cho lao động thiếu CMND?
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN ĐỘC LẬP – IAC CHI NHÁNH HÀ NỘI
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LÀ DANH DỰ CỦA CHÚNG TÔI VÀ LÀ UY TÍN CỦA THƯƠNG HIỆU IACHN