Là một nhân viên mới vào nghề, ngoài lĩnh vực chuyên môn về kế toán, bạn cũng cần phải trang bị cho mình những kiến thức chuyên sâu trong từng mảng của kế toán, chẳng hạn như kế toán ngân hàng, kế toán quản trị, kế toán công nợ, kế toán thuế,…
Trong đó, Kế toán thuế là một công việc hết sức quan trọng. Nếu không cẩn thận trong việc lập báo cáo thuế hàng tháng thì nhân viên kế toán sẽ vô tình mắc những sai lầm không đáng có, điều đó sẽ ảnh hưởng đến chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Để hạn chế mức thấp nhất các chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì hầu hết các doanh nghiệp điều đòi hỏi kế toán thuế phải thật sự chuyên sâu.
Khi mới bước chân vào nghề, cái mà kế toán thuế cần phải quan tâm nhất đó chính là Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh; thông tin trên giấy phép đăng ký kinh doanh kế toán phải nắm thật rõ, chính xác; nó là căn cứ để bạn lập hóa đơn chứng từ: tên công ty, mã số thuế, người đại diện… ngoài ra nó còn cho bạn biết số vốn điều lệ của công ty ( kê khai thuế Môn bài), hình thức góp vốn…
Tùy thuộc vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp, mới thành lập hay đang trong quá trình hoạt động mà kế toán thuế sẽ thực hiện công việc đăng ký thuế khác nhau.
Đối với công ty mới thành lập, bạn có thể tham khảo cách đăng ký với cơ quan thuế như sau:
- Nộp tờ khai thuế môn bài.
- Ký hợp đồng thuê mướn nhà để đặt trụ sở chính.
- Xây dựng hệ thống sổ sách kế toán
- Tiến hành thủ tục mở tài khoản công ty tại Ngân hàng để thực hiện việc giao dịch của công ty với đối tác.
- Đặt in hóa đơn.
Đối với công ty đã hoạt động lâu, khi được bổ nhiệm vào vị trí kế toán thì bạn cần được bàn giao, tiếp nhận các giấy tờ, sổ sách, chứng từ sau:
+ Báo cáo tài chính
+ Tờ khai thuế tháng(12 tháng), tờ khai quý (4 quý), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
+ Sổ sách (sổ tổng hợp, sổ chi tiết,…)
+ Hóa đơn đầu vào, đầu ra (bản gốc)
+ Hồ sơ, hợp đồng lao động, hợp đồng mua bán hàng hóa,…
+ Phiếu thu, chi, nhập, xuất,…
+ Chứng từ ngân hàng,…
Công việc nhận bàn giao giấy tờ, sổ sách, chứng từ kế toán từ công ty đòi hỏi phải có sự chính xác, cẩn trọng. Phải kiểm tra tài liệu sổ sách, báo cáo tài chính ở các năm trước xem có đúng hay không.
Một lưu ý quan trọng nữa là bạn cần phải kê khai nộp thuế TNCN (Thu Nhập Cá Nhân), TNDN (Tiền thuế thu Nhập Doanh Nghiệp), thuế môn bài cho đúng thời hạn quy định, để tránh bị phạt.
Đối với công ty vừa và nhỏ, muốn tối ưu ngân sách, nhân sự kế toán không đủ: Bạn nên lựa chọn các dịch vụ kế toán uy tín từ các công ty được nhà nước cấp phép kinh doanh DỊCH VỤ KẾ TOÁN
Tiêu chí lựa chọn dịch vụ kế toán:
- Chi phí hợp lý: nhằm tối ưu chi phí cho công ty/ doanh nghiệp của bạn.
- Kinh nghiệm, uy tín, thương hiệu: đơn vị kinh doanh dịch vụ có tên tuổi và kinh nghiệm lâu năm trên thị trường kế toán. Bạn có thể tham khảo các kế toán ở công ty khác về việc chọn đơn vị cung cấp dịch vụ Kế toán uy tín.
- Thái độ và tác phong làm việc: có thể ngay từ đầu bạn chưa tiếp xúc trực tiếp với bên cung cấp dịch vụ nhưng bằng cách gọi điện thoại và tư vấn dịch vụ bạn có thể đánh giá đơn vị đó có chuyên nghiệp không.
UY TÍN – CHUYÊN NGHIỆP – KINH NGHIỆM