Đối tượng kê khai và Cách tính thuế thu nhập toàn cầu Đơn giản

Đối tượng kê khai và Cách tính thuế thu nhập toàn cầu Đơn giản

Thu nhập toàn cầu là gì? Đối tượng kê khai và cách tính thuế thu nhập cá nhân toàn cầu đơn giản từ các Chuyên gia giúp bạn có được cái nhìn tổng quan nhất.

Đối tượng cần kê khai thu nhập toàn cầu?

Người lao động nước ngoài làm việc tại Doanh nghiệp Việt Nam, đáp ứng điều kiện cư trú thì phải thực hiện quyết toán thuế TNCN cho toàn bộ thu nhập phát sinh, không phân biệt nơi trả, nơi nhận (hay còn gọi là Thu nhập toàn cầu của người nước ngoài).

Như vậy, trường hợp người lao động Nước ngoài chỉ có duy nhất thu nhập tại Doanh nghiệp Việt Nam thì mới được uỷ quyền quyết toán TNCN.

Đồng thời, Doanh nghiệp nên yêu cầu người lao động cam kết không có thu nhập nào khác ngoài DN tại Việt Nam trước khi uỷ quyền. Điều này giúp người lao động hiểu được nghĩa vụ tuân thủ về thuế của mình (vì cá nhân có thể lầm tưởng rằng họ không cần kê khai thuế TNCN cho phần được nhận từ Công ty mẹ) và đảm bảo Doanh nghiệp đã nhận uỷ quyền đúng (Tải mẫu cam kết song ngữ tại đây).

Trường hợp người lao động Nước ngoài làm việc tại Doanh nghiệp ở Việt Nam, nhưng vẫn hưởng lương từ Công ty mẹ, thì thuộc diện tự quyết toán do không đáp ứng được các điều kiện uỷ quyền trên.

Doanh nghiệp vẫn kê khai thu nhập đã trả cho người lao động nhưng không tích vào cột uỷ quyền quyết toán khi lên Quyết toán thuế TNDN.

Người lao động sẽ tự quyết toán trên phần thu nhập phát sinh toàn cầu (kê khai biểu mẫu 02/QTT-TNCN (80/2021). Khi đó, cá nhân phải có tài liệu chứng minh hoặc xác nhận về số tiền đã trả của đơn vị, tổ chức chi trả thu nhập ở nước ngoài kèm theo Thư xác nhận thu nhập toàn cầu mẫu số 20/TXN-TNCN (Tải mẫu Xác nhận thu nhập song ngữ tại đây). Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Trường hợp nào chuyên gia nước ngoài được miễn thuế TNCN toàn cầu?

Hiện nay, chuyên gia nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam được xem xét miễn thuế TNCN theo hai diện:

  • Chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án ODA tại Việt Nam; chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ tại Việt Nam đáp ứng điều kiện theo điều 2, Quyết định số 06/2016/QĐ-TTg
  • Chuyên gia nước ngoài do Công ty mẹ hoặc Nhà thầu cử sang làm việc tại Việt Nam nhưng phía Việt Nam không trả lương.

Khi chuyên gia nước ngoài được cử sang Việt Nam làm việc mặc dù không nhận lương tại Việt Nam, nhưng đấy là phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam trong những ngày công tác. Vì vậy, người lao động vẫn phải kê khai tính nộp thuế trên phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam (điều 1, Thông tư 111/2013/TT-BTC về người nộp thuế).

Tuy nhiên, chuyên gia đến từ nước có ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần, nếu thỏa mãn các điều kiện theo hiệp định (thông thường là: Tổ chức chi trả ở nước ngoài, cá nhân thực thi theo nhiệm vụ nước ngoài, không cư trú) thì được xét miễn thuế TNCN.

Hiện nay Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với hơn 75 quốc gia và vùng lãnh thổ, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Anh, Khu vực Đông Nam Á…

Cả hai đối tượng miễn thuế nêu trên đều phải thực hiện đăng ký hồ sơ miễn thuế đến Cơ quan thuế trong thời hạn nhất định.

Trường hợp người lao động và Doanh nghiệp không tuân thủ trình tự hồ sơ được quy định tại Thông tư 156/2013/TT-BTC và Thông tư 96/2016/TT-BTC thì vẫn đối diện với rủi ro Cơ quan thuế truy thu thuế TNCN từ phần thu nhập này.

IAC Hà Nội cung cấp dịch vụ kê khai thủ tục miễn thuế. Vui lòng liên hệ hotline 0935661111 hoặc email infor@iachanoi.com để được tư vấn cụ thể và chi tiết!

Cách tính thuế thu nhập cá nhân người nước ngoài đối với thu nhập được chi trả tại Công ty Việt Nam

=> TH1: Người nước ngoài là cá nhân cư trú

– Nếu kí hợp đồng lao động > 3 tháng, Thuế được tính theo biểu lũy tiến từng phần.

– Nếu ký hợp đồng lao động < 3 tháng,  Thuế TNCN = Tính thuế theo biểu toàn phần x thuế suất 10%

= >TH2: Người nước ngoài là cá nhân không cư trú

Thuế TNCN = Tính thuế theo biểu toàn phần x thuế suất 20%

Quyết toán thuế TNCN cho cá nhân có thu nhập toàn cầu

  • Kê khai theo mẫu 02/QTT-TNCN (80/2021) trên HTKK hoặc khai online.
  • Tính thuế TNCN phát sinh tại Việt Nam: TN toàn cầu (tại Việt Nam và nước ngoài) x biểu thuế lũy tiến
  • Số thuế TNCN phải nộp = Số thuế TNCN phát sinh đã tính ở bước 2 – Thuế TNCN đã nộp tại nước ngoài được trừ
  • Thuế TNCN đã nộp tại nước ngoài được trừ xác định như sau:
    • B1: Xác định TN phát sinh tại nước ngoài: Phải chứng minh là thu nhập không liên quan đến công việc tại Việt Nam. Trường thu nhập nước ngoài có được do làm công việc tại Việt Nam thì phải tách rõ thu nhập tại mỗi bên (ví dụ: theo số ngày làm việc thực tế cho bên Việt Nam và nước ngoài).
    • B2: Tính lại thuế TNCN theo biểu lũy tiến dựa trên thu nhập tại B1.
    • B3: So sánh kết quả bước 2 với số thuế TNCN đã nộp tại nước ngoài => chỉ được trừ số bé hơn.

“e.1) Trường hợp cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh tại nước ngoài đã tính và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của nước ngoài thì được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài. Số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa số thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế.”

Ví dụ: cá nhân làm việc tại Việt Nam được công ty tại Việt Nam chi trả 100 triệu; công ty mẹ tại Hàn Quốc cũng chi trả 50 triệu (tại Hàn Quốc) và đã khấu trừ thuế TNCN là 5 triệu tại nước đó. Khi đó:

  • Thu nhập toàn cầu = 100 + 50 =150 triệu
  • Thu nhập phát sinh tại Hàn Quốc là 50 triệu, người lao động cần xuất trình giấy tờ chứng minh đây là thu nhập không liên quan đến Công việc tại Việt Nam. Giả sử công ty mẹ tại Hàn Quốc chi trả 50tr trong đó 20 triệu là cho việc di chuyển sang Việt nam, 30 triệu còn lại là tư vấn tại công ty mẹ => Thu nhập phát sinh tại Hàn Quốc là 30 triệu.
  • Thuế TNCN theo cách tính của Việt Nam đối với phần phát sinh tại Hàn Quốc = (30 triệu – giảm trừ 11 triệu )x biểu lũy tiến = 20% TNTT – 1,65 triệu VNĐ = 2,15 triệu
  • Số thuế TNCN đã nộp tại nước ngoài được trừ tối đa là 2.15 triệu.
  • Số thuế phải nộp = 150 triệu tính theo biểu lũy tiến  – 2.15 triệu.

LÀM RÕ: Vì sao cá nhân chỉ được trừ trên phần thu nhập phát sinh tại Hàn Quốc là 30 triệu?

Phần thu nhập còn lại là 20 triệu, mặc dù được chi trả tại Hàn Quốc nhưng bản chất đó là thu nhập phát sinh tại Việt Nam -> bên Việt Nam có quyền đánh thuế toàn bộ (theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần) => Cá nhân phải nộp hồ sơ xin hoàn tại Hàn Quốc đối với thuế TNCN từ thu nhập đó, bên Việt Nam sẽ không cho khấu trừ.

Như vậy trường hợp 50 triệu nêu trên đều liên quan đến công việc tại Việt Nam thì cá nhân không được khấu trừ thuế đã nộp tại nước ngoài.

 

Các bài viết cùng chủ đề “Hiểu nhầm thường gặp khi tính thuế TNCN”:

admin

Website:

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *