Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/9/2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc (41 trang). Thông tư hướng dẫn cụ thể về đối tượng, mức đóng và mức hưởng chế độ TNLĐ-BNN.
Theo Điều 3 Thông tư, thời gian người lao động được cử đi học tập, thực tập, công tác hoặc bị ngừng việc, chờ việc nếu có trả lương thì cũng phải đóng bảo hiểm TNLĐ-BNN trong các khoảng thời gian này.
Nếu người lao động bị TNLĐ ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm thì tháng đó vẫn phải đóng đủ.
Đối với thời gian người lao động nghỉ thai sản từ 14 ngày trở lên được miễn đóng bảo hiểm TNLĐ-BNN nhưng vẫn được tính hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ-BNN. Riêng thời gian nghỉ ốm đau, nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày trở lên không phải đóng bảo hiểm TNLĐ-BNN nhưng cũng không được hưởng chế độ này.
Trong thời gian nghỉ việc để điều trị TNLĐ-BNN, doanh nghiệp vẫn phải trả đủ lương theo HĐLĐ và phải đóng đầy đủ BHXH cho người lao động.
Thời gian tính hưởng chế độ TNLĐ-BNN là tổng thời gian đóng bảo hiểm, tuy nhiên không kể thời gian đóng trùng của các HĐLĐ và thời gian đã được hưởng BHXH 1 lần.
Về mức trợ cấp mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, vật phẩm, vật dụng cho người bị TNLĐ-BNN xem Phụ lục I.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2017. Các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp áp dụng từ ngày 01/07/2016. Đối tượng quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 2 áp dụng từ ngày 01/01/2018.
CAM KẾT DỊCH VỤ KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN CHUYÊN NGHIỆP
MANG GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN
ĐỂ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG