Những điểm mới của Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14

Những điểm mới của Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14

Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2020 với những thay đổi đáng chú ý.

 

Luật Quản lý thuế số 38 đã tăng cường vai trò của Ngân hàng thương mại trong quản lý thu NSNN

  • ghi mã số thuế trong hồ sơ mở tài khoản và các chứng từ giao dịch qua tài khoản của người nộp thuế (Khoản 4, Điều 35).
  • cung cấp thông tin về số hiệu tài khoản theo mã số thuế của người nộp thuế khi mở tài khoản (Khoản 2, Điều 27).
  • khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có phát sinh thu nhập từ Việt Nam (Khoản 3, Điều 27).
  • trích tiền để nộp thuế, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế (Khoản 4, Điều 27).

 

Quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế bổ sung được sửa đổi 

Luật Quản lý thuế mới quy định tại Khoản 2, Điều 47: khi cơ quan thuế đã công bố quyết định thanh, kiểm tra thuế, người nộp thuế vẫn được khai bổ sung hồ sơ khai thuế (thay vì trước đây, người nộp thuế chỉ được kê khai bổ sung TRƯỚC khi có quyết định).

Sau khi cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau thanh, kiểm tra thì việc khai bổ sung hồ sơ được quy định chi tiết tại Khoản 3, Điều 47.

Trong trường hợp khai bổ sung làm:

  • tăng số thuế phải nộp,
  • giảm số thuế đã được hoàn,
  • giảm số thuế được miễn, giảm thuế…

Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số thuế còn thiếu, tiền chậm nộp.

 

Đặc biệt, Luật Quản lý thuế mới bổ sung quyền lợi của người nộp thuế:

  • được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán;
  • được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế, số tiền thuế không được hoàn và căn cứ pháp lý đối với số tiền thuế không được hoàn.

(Điều 16)

Ngoài ra, Luật Quản lý thuế số 38 cũng:

  1. Bổ sung quy định về kê khai, tính thuế đối với giao dịch liên kết: kê khai, xác định giá tính thuế theo nguyên tắc độc lập và nguyên tắc “bản chất quyết định hình thức” (Khoản 5, Điều 42).
  2. Bổ sung nguyên tắc mang tính định hướng đối với hoạt động thương mại điện tử được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài: có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam (Khoản 4, Điều 42).

Website:

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *