email x
infor@iachanoi.com
phone x
0935661111
whatsapp x

WhatsApp Number

+84935661111

Message
Quy định Quan trọng của Chính sách Thuế liên quan hoạt động khuyến mại - Dịch vụ Kiểm toán IAC Hà Nội

Quy định Quan trọng của Chính sách Thuế liên quan hoạt động khuyến mại

Quy định Quan trọng của Chính sách Thuế liên quan hoạt động khuyến mại

Trong quá trình thương mại, kinh doanh hàng hoá, cung ứng dịch vụ, chiến dịch khuyến mại thường xuyên được sử dụng như một chính sách kích cầu, tri ân khách hàng. Vậy kế toán sẽ xử lý hoá đơn, thuế giá trị gia tăng hàng hoá/ dịch vụ trong hoạt động khuyến mãi như thế nào? Tại bài viết này, chuyên viên Kế toán tại IACHN sẽ tổng hợp đầy đủ các quy định chính sách thuế liên quan đến hoạt động khuyến mãi theo quy định hiện hành, có hiệu lực năm 2018.

Bài viết sẽ trả lời 3 câu hỏi chính:

  1. Kê khai thuế giá trị gia tăng hàng hoá/ dịch vụ khuyến mãi như thế nào?
  2. Lập hoá đơn các loại hàng hoá/ dịch vụ trong đợt khuyến mãi?
  3. Các quy định nào khác về hoạt động khuyến mại?

1/ Thuế giá trị gia tăng

– Theo thông tư 219/2013/TT-BTC tại khoản 5, điều 7 quy định về giá tính thuế đối với hàng hóa khuyến mại như sau:

“Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho”

– Theo Thông tư 219/2013/TT-BTC tại khoản 5, điều 14 quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

“Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ”

Như vậy, theo các quy định trên:

  • Hàng khuyến mại đăng ký với Sở Công thương: Giá tính thuế GTGT bằng không (0);
  • Hàng khuyến mại không đăng ký với Sở Công thương (trừ một số trường hợp không phải đăng ký với Sở Công thương được đề cập ở phần sau): Phải kê khai, tính nộp thuế như HHDV dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho -> giá tính thuế GTGT là giá tính thuế GTGT của HHDV cùng loại hoặc tương đương trên thị trường (tại khoản 3, điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC);
  • Thuế GTGT đầu vào của HHDV khuyến mại được khấu trừ.

2/ Hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ

Khoản 9 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi phụ lục 2.4 Phụ lục 4 Thông tư 39/201/TT-BTC cũng quy định:

Sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng đối với tổ chức kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

– Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu và thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về thuế GTGT;”…

Như vậy:

  • Nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
  • Lập hoá đơn ghi tên, số lượng, ghi rõ HÀNG KHUYẾN MẠI/ QUẢNG CÁO/ HÀNG MẪU 

3/ Quy định mới về khuyến mại

Các quy định về nguyên tắc thực hiện khuyến mại, hạn mức tối đá khuyến mại, các hình thức khuyến mại, trình tự, thủ tục đăng ký, thực hiện khuyến mại,…được quy định tại Nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006.

Tuy nhiên từ ngày 22/5/2018, Nghị định 81/2018/NĐ-CP mới ban hành đã giảm thiểu đối tượng phải thông báo đến Sở Công thương khi khuyến mại bao gồm:

  • Thương nhân thực hiện các chương trình khuyến mại quy định tại khoản 1 Điều này có tổng giá trị giải thưởng, quà tặng dưới 100 triệu đồng;
  • Thương nhân chỉ thực hiện bán hàng và khuyến mại thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, website khuyến mại trực tuyến.

Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp trên, đơn vị được phép áp định giá tính thuế GTGT bằng không (0) khi thực hiện khuyến mại đúng quy định mà không cần phải thông báo đến Sở Công thương.

Về hạn mức khuyến mại, Nghị định 81/2018/NĐ-CP cũng đã chính thức dỡ mức trần khuyến mại 50% (trần khuyến mại theo quy định tại NĐ 37/2006/NĐ-CP), bao gồm các trường hợp:

  • Trong trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung thì được khuyến mại, giảm giá đến 100% (quy định chi tiết tại Nghị định 81/2018/NĐ-CP)
  • Các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng quyết định.
  • Ngoài các trường hợp nêu trên, hạn mức khuyến mại, giảm giá không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trước thời gian khuyến mại.

Không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa khi thực hiện khuyến mại giảm giá cho: Hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của nhà nước; hàng thực phẩm tươi sống; hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, phá sản, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng bổ sung hai nguyên tắc khuyến mại:

  • Không đưa ra điều kiện để khách hàng được hưởng khuyến mại là phải từ bỏ, từ chối hoặc đổi hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác;
  • Không sử dụng kết quả xổ số để làm kết quả xác định trúng thưởng, làm căn cứ để tặng, thưởng trong các chương trình khuyến mại.

Ngoài ra, doanh nghiệp không được thực hiện khuyến mại theo mô hình đa cấp, nếu không phải là doanh nghiệp đăng ký kinh doanh bán hàng đa cấp.


admin

Website:

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X