Sau cơn bão lịch sử Yagi, các tỉnh Miền Bắc đang chịu những thiệt hại vô cùng nặng nề từ bão lũ gây ra. Với tấm lòng tương thân tương ái, sẽ có rất nhiều cá nhân và tổ chức muốn ủng hộ, tài trợ, quyên góp bằng cả tiền và hiện vật để giúp người dân vùng lũ vượt qua thời gian khó khăn này. Vậy làm thế nào để khoản chi phí này được chấp nhận là khoản chi phí hợp lệ khi tính thuế TNDN hoặc được giảm trừ khi tính thuế TNCN?
Cũng giống như các khoản chi phí khác, muốn ghi nhận các khoản ủng hộ là chi phí hợp lệ khi tính thuế TNDN hoặc khấu trừ khi tính thuế TNCN cần đáp ứng một số điều kiện sau:
1. Các khoản chi tài trợ ủng hộ phải đúng đối tượng;
2. Có đầy đủ các hồ sơ để chứng minh theo quy định.
Đối với doanh nghiệp:
1.Tổ chức bị thiệt hại;
2.Các tổ chức, cá nhân được vận động đóng góp từ thiện theo quy định Tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 93/2021/NĐ-CP. Bao gồm:
(i) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi, vận động; Ban Vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện (là tổ chức do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập – sau đây gọi là Ban Vận động) tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
(ii) Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
(iii) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền theo quy định của pháp luật;
(iv) Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vận động, tiếp nhận đóng góp tự nguyện từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai; (v) Các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở y tế vận động, tiếp nhận và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
(vi) Các quỹ từ thiện quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (sau đây gọi là quỹ từ thiện) vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
(vii) Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
(i) Bằng tiền;
(ii) Bằng hiện vật.
(i) Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của tổ chức bị thiệt hại do thiên tai (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là đơn vị nhận tài trợ (theo mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC);
(ii) Kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
Điểm 2.24 khoản 2, điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC.
Đối với cá nhân :
- Đối tượng nhận tài trợ: Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 5 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận và quy định tại các văn bản khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ.
- Hình thức tài trợ: Bằng tiền.
- Hồ sơ cần chuẩn bị: Tài liệu chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học là chứng từ thu hợp pháp do các tổ chức, các quỹ của Trung ương hoặc của tỉnh cấp.
- Căn cứ pháp lý: Điểm a2, khoản 3, điều 9 thông tư 111/2013/TT-BTC.