Nghị định 123 về hóa đơn điện tử 2020

Nghị định 123 về hóa đơn điện tử 2020

Nghị định 123/2020/NĐ-CP được ban ngày 19/10/2020 kéo dài thời hạn sử dụng của hóa đơn giấy đến 30/06/2022. IACHN giới thiệu các quy định mới nhất về sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123.

Thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử

  • Tiếp tục kéo dài hiệu lực của Nghị định số 51/2010 (quy định về hóa đơn giấy với Thông tư 39 hướng dẫn và hóa đơn điện tử hiện hành với Thông tư 32) và Nghị định 04/2014 (quy định về hóa đơn thương mại trong hoạt động xuất khẩu) đến 30/6/2022, nghĩa là DN nào đang sử dụng hóa đơn loại gì thì cứ tiếp tục sử dụng trừ trường hợp CQ Thuế yêu cầu chuyển đổi sang hình thức điện tử của Nghị định 119 hoặc Nghị định 123.
  • Trường hợp từ 19/10/2020 đến 30/6/2022, nếu CQ Thuế thông báo DN chuyển đổi sang HĐĐT theo các NĐ mới mà DN chưa có đủ hạ tầng thì sẽ phải khai dữ liệu hóa đơn nộp cùng tờ khai thuế GTGT (mẫu 03/DL-HĐĐT phụ lục đính kèm NĐ123)
  • DN mới thành lập từ ngày 19/10/2020 đến ngày 30/6/2022 vẫn tiếp tục sử dụng hóa đơn theo NĐ51/2010 nếu DN chưa đáp ứng được hạ tầng.
Xem thêm bài viết:

Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

Điều 4, Nghị định 123/NĐ-CP
  • Chuẩn hóa dữ liệu điện tử: hóa đơn điện tử hay chứng từ điện tử như chứng từ khấu trừ thuế TNCN, thuế, phí, lệ phí… phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của Cơ quan thuế.
  • Chứng từ khấu trừ thuế TNCN được quy định như sau:
    • Cá nhân ủy quyền QT thuế thì không cấp chứng từ
    • Cá nhân không ký HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ dưới 3 tháng được lựa chọn cấp cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc một chức từ trong 1 kỳ thuế.
    • Cá nhân ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên: cấp 1 chứng từ trong 1 kỳ tính thuế
    • Lưu ý: Tại điều 31, thời điểm cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN, Nghị định 123 có nêu là “thời điểm chi trả thu nhập” -> tuy nhiên cần hiểu đây là áp dụng với trường hợp phát hành chứng từ theo từng lần; chứ không phải là mỗi lần chi trả là cấp 01 chứng từ (quan điểm người viết, về tính logic của luật).

Điều 6. Bảo quản và lưu giữ chứng từ: theo pháp luật về kế toán;

Quy định chung về hóa đơn điện tử Nghị định 123

Các loại hóa đơn điện tử

Bao gồm Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng, HĐ bán tài sản công, tem, vé… và các chứng từ được quản lý như hóa đơn điện tử gồm phiếu XK kiêm VC nội bộ, PXK hàng gửi đại lý…

Lưu ý: Không có khái niệm hóa đơn thương mại trong văn bản này, Đối với hoạt động xuất khẩu và vận tải quốc tế… bắt buộc sử dụng Hóa đơn GTGT. (Trước đây không yêu cầu, chỉ cần sử dụng hóa đơn thương mại theo thông lệ quốc tế);

Thời điểm lập hóa đơn điện tử

Khoàn 2, điều 9:

Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ: “..thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).

Một số trường hợp cụ thể được nêu chi tiết tại khoản 4, điều 9.

Bạn đọc theo dõi chi tiết các quy định về nội dung hóa đơn điện tử (bắt buộc và không bắt buộc) tại mục 2 và quy định về chứng từ điện tử tại mục 4 Nghị định 123.

Tải Nghị định mới nhất về hóa đơn điện tử số 123/NĐ-CP tại đây.

admin

Website:

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *