Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình; Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình; Phân loại tài sản cố định theo Thông tư 45/2013/TT-BTC
Các loại tài sản cố định theo Thông tư 45/2013/TT-BTC
- Tài sản cố định hữu hình (ví dụ: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…)
- Tài sản cố định vô hình (ví dụ: chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…)
- Tài sản cố định thuê tài chính: là TSCĐ thuê của công ty cho thuê tài chính.
Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định theo Thông tư 45/2013/TT-BTC
1) Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình: đồng thời thỏa mãn các điều kiện
a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên.
c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
>> Xem thêm cách hạch toán TSCĐ hữu hình.
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ:
- nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được => cả hệ thống là 1 TSCĐ.
- nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính => có thể theo dõi từng bộ phận là 1 TSCĐ.
>> Xem thêm hồ sơ TSCĐ hữu hình.
2) Cách nhận biết tài sản cố định vô hình:
Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình.
Lưu ý:
- Những khoản chi phí KHÔNG đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn nêu trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh.
- Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo TRƯỚC khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh KHÔNG phải là TSCĐ vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong không quá 3 năm.
Điều kiện ghi nhận TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp từ các chi phí trong giai đoạn triển khai:
- Tính khả thi về mặt kỹ thuật.
- Dự định hoàn thành để sử dụng hoặc bán.
- Có khả năng sử dụng hoặc bán.
- Tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai.
- Có đầy đủ các nguồn lực để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng.
- Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai.
- Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị.
>> Xem thêm cách hạch toán TSCĐ vô hình.
Phân loại tài sản cố định theo Thông tư 45/2013/TT-BTC
Căn cứ vào mục đích sử dụng của tài sản cố định, doanh nghiệp phân loại TSCĐ theo các chỉ tiêu:
- TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh.
- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng.
- TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ.
- Nhóm TSCĐ khác tuỳ theo yêu cầu quản lý.
Cụ thể việc phân loại tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp theo Thông tư 45/2013/TT-BTC như sau:
Đối với TSCĐ hữu hình:
Phân loại TSCĐ hữu hình theo Thông tư 45/2013/TT-BTC
Đối với TSCĐ vô hình:
Phân loại TSCĐ vô hình theo Thông tư 45/2013/TT-BTC
>> Xem thêm về ghi nhận TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất